Kế hoạch chiến lược
Trải nghiệm để lớn khôn - Hành trình trải nghiệm của các bạn nhỏ 5 - 6 tuổi Trường IvyHSchool diễn ra như thế nào?
- Chi tiết
- Chuyên mục: Giới thiệu
- Ngày đăng: 18 Tháng 6 2022
- Tác giả Nguyễn Thị Thảo - Trường Mầm non
- Lượt xem: 8331
Trong các hoạt động ở trường mầm non, làm quen môi trường xung quanh là một hoạt động vô cùng quan trọng và có ý nghĩa đối với trẻ. Thông qua các hoạt động giúp trẻ tìm tòi, khám phá những điều kỳ diệu, thú vị, mới lạ xung quanh cuộc sống của trẻ. Khi trẻ được trực tiếp quan sát, thực hành, thử nghiệm giúp trẻ phát triển óc sáng tạo, trí tưởng tượng, khả năng tư duy và đặc biệt là vốn từ của trẻ được phát triển. Trẻ có thêm hiểu biết và thái độ đúng đắn với vạn vật xung quanh.
1. Thực trạng việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm ở trường Mầm non Ivyhschool
Trong những năm gần đây, việc tổ chức hoạt động trải nghiệm khám phá khoa học đã và đang được quan tâm, tuy nhiên giáo viên còn ôm đồm nhiều nội dung khám phá trong một hoạt động, nặng về cung cấp kiến thức hơn là tạo cơ hội cho trẻ được tìm tòi, khám phá và chưa thực sự chú trọng tới việc hình thành các kỹ năng cho trẻ. Mặt khác, điều kiện cơ sở vật chất, môi trường giáo dục chưa phong phú. Giáo viên còn chưa linh hoạt, sáng tạo trong tổ chức các hoạt động, cách đặt câu hỏi và giải quyết tình huống
2. Biện pháp tổ chức các hoạt động thực hành trải nghiệm phát triển nhận thức có hiệu quả
2.1. Xây dựng môi trường giáo dục theo hướng mở kích thích khả năng nhận thức của trẻ
Môi trường giáo dục trong lớp
Môi trường ngoài lớp học
2.2. Thiết kế lồng ghép trong các góc chơi, các hoạt động sáng tạo phù hợp với lứa tuổi và khả năng của trẻ
* Tổ chức qua hoạt động chung:
Đây chính là thời điểm thích hợp sử dụng khám phá khoa học để tất cả trẻ được trải nghiệm như nhau, tạo cơ hội cho nhận thức của trẻ phát triển đồng đều.
* Tổ chức qua hoạt động ngoài trời
Trẻ được quan sát trực tiếp về thiên nhiên, trò chuyện, thảo luận về những gì trẻ nhìn thấy. Trong hoạt động ngoài trời có thể cho trẻ trò chuyện về những hiện tượng thiên nhiên và trực tiếp cùng khám phá về thiên nhiên.
* Sử dụng đồ dùng trực quan
Khi thiết kế hoạt động cần chú ý tới cách thức truyền tải kiến thức với trẻ, đặc biệt đồ dùng trực quan vừa phải mang tính thẩm mỹ, tính chính xác và sự sáng tạo để kích thích sự hứng thú, ham hiểu biết ở trẻ. Đối với những tiết tìm hiểu về môi trường xã hội thì tôi lựa chọn tranh, ảnh để dạy trẻ. Khám phá về môi trường tự nhiên, tôi chuẩn bị xây dựng các mô hình, các đồ dùng tự làm, vật thật để trẻ trải nghiệm, khám phá.
2.3. Cách đặt câu hỏi và tình huống để trẻ trả lời và giải quyết tình huống.
Câu hỏi và tạo tình huống là rất cần thiết góp phần cho việc kích thích sự tò mò những kiến thức mà giáo viên mang đến thông qua khám phá khoa học sẽ khắc sâu trong trí nhớ của trẻ.
Cách đặt câu hỏi
Những câu hỏi có vấn đề (Điều gì xảy ra, nếu....hoặc Nếu...thì.....) là một trong những yếu tố quyết định cho việc duy trì sự hứng thú và kích thích suy nghĩ và phát triển nhận thức cho trẻ.
Tạo tình huống
Việc tự mình được trải nghiệm, được hoạt động để tìm ra kết quả, giải đáp các thắc mắc hay việc tự bản thân mình làm thay đổi các sự vật, hiện tượng sẽ khiến trẻ rất thích thú và hào hứng.
2.4. Tạo nhiều cơ hội hoạt động trải nghiệm phù hợp với trẻ và thực tiễn nhà trường
Để cho trẻ có cơ hội được thực hành trải nghiệm nhằm đáp ứng nhu cầu chơi của trẻ, tạo điều kiện cho trẻ chơi mà học, học bằng chơi bằng cách tận dụng không gian cũng như thời gian trong ngày hợp lý để tổ chức cho trẻ thường xuyên được tham gia các hoạt động chơi ngoài trời.
2.5. Tích cực phối hợp, tuyên truyền với phụ huynh trong hoạt động giáo dục các kỹ năng thực hành cho trẻ
Thực hiện công tác tuyên truyền tới các bậc phụ huynh về nội dung, chương trình học của bé, thống nhất một số biện pháp chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ. Qua đây tăng thêm sự gắn bó tạo một môi trường giao tiếp giữa con và bố mẹ.
Việc tổ chức hoạt động thực hành trải nghiệm khám phá khoa học cho trẻ thúc đẩy sự phát triển toàn diện nhân cách trẻ. Thường xuyên tổ chức các hoạt động khám phá khoa học giúp trẻ hình thành và phát triển các kỹ năng quan sát, kỹ năng tư duy, phân tích, tổng hợp, khái quát, biết liên hệ những gì trẻ đã biết với những điều mới lạ. Thông qua quá trình là các thí nghiệm trẻ được thực hành, được trải nghiệm, được khám phá, từ đó kỹ năng tư duy, khả năng suy luận, kiến thức, ngôn ngữ của trẻ được phát triển góp phần giáo dục trẻ Mầm non phát triển toàn diện trên các lĩnh vực.
Tin mới
Các tin khác
- Nữ sinh Giáo dục Mầm non học nấu ăn ngon! - 19/05/2022 08:06
- Các ngành đào tạo - 05/04/2022 08:04
- Ban chấp hành Đảng bộ Trường Đại học Hà Tĩnh nhiệm kỳ 2020 - 2025 - 24/06/2020 07:37
- Ba công khai - 16/03/2018 08:43
- Sơ đồ cơ cấu tổ chức - 14/03/2018 03:07
- Giới thiệu Trường Mầm non IvyHSchool - Đại học Hà Tĩnh - 14/03/2018 01:54
- Giới thiệu Khoa Sư phạm - 13/03/2018 09:17
- Giới thiệu về Trung tâm Công nghệ thông tin - 07/03/2018 04:11
- Giới thiệu Phòng Quản lý khoa học - 07/03/2018 03:55
- Giới thiệu Phòng Đào tạo - 07/03/2018 03:50
- Trường TH, THCS và THPT - Đại học Hà Tĩnh tầm nhìn, sứ mạng, mục tiêu phát triển - 07/03/2018 03:41
- Giới thiệu Bộ môn Giáo dục thể chất - 07/03/2018 03:14
- Giới thiệu Bộ môn Tâm lý - Giáo dục - 07/03/2018 03:11
- Giới thiệu Khoa Nông nghiệp - 07/03/2018 03:08
- Giới thiệu Khoa Lý luận Chính trị - 07/03/2018 03:03