Google Scholar và Công bố hồ sơ khoa học của cán bộ, giảng viên Trường Đại học Hà Tĩnh trên Google Scholar
- Chi tiết
- Chuyên mục: Nghiên cứu
- Ngày đăng: 12 Tháng 1 2018
- Tác giả ThS. Trần Dương - Trung tâm TT-TV
- Lượt xem: 15419
Nghiên cứu khoa học là một trong các nhiệm vụ của trường đại học. Kết quả nghiên cứu cơ bản và ứng dụng của một cá nhân, một đại học hay viện nghiên cứu, được đánh giá bởi số lượng ấn phẩm và chất lượng của chúng. Số lượng các ấn phẩm khoa học có thể đếm được khá dễ, nhưng đánh giá chất lượng của chúng lại không đơn giản. Có hai phương pháp làm việc này, một là đánh giá chủ quan qua một hệ thống bình duyệt bởi con người (peer review), và hai là đánh giá khách quan dựa trên các độ đo được tính toán tự động [2]. Google Scholar đánh giá khách quan dựa trên các độ đo được tính toán tự động trong việc trích dẫn, và xem cũng như mức độ ảnh hưởng của công bố khoa học. Google Scholar là cộng đồng học thuật thế giới vận hành trên nền tảng của hệ thống Google. Thông qua Google Scholar, các nhà khoa học có thể giới thiệu, phổ biến các công trình nghiên cứu khoa học của mình tới cộng đồng học thuật trong nước và quốc tế. Google Scholar giúp các nhà khoa học theo dõi và nắm bắt được chỉ số trích dẫn cụ thể cho từng công trình khoa học đã được công bố. Qua đó, các nhà khoa học có thể gia tăng mức độ ảnh hưởng của các công bố khoa học (thông qua chỉ số trích dẫn) và cá nhân nói riêng, uy tín học thuật của đơn vị và Trường ĐHHTnói chung.
- Đặc điểm của Google Scholar
1.1. Giới thiệu về Google Scholar
Google Scholar là một công cụ tìm kiếm trên web miễn phí cho phép truy cập danh mục hoặc toàn văn các tài liệu học thuật của các lĩnh vực nghiên cứu. Ra đời từ tháng 11 năm 2004, Google Scholar lập chỉ mục hầu hết các tạp chí, sách, bài báo hội nghị, luận văn, luận án trực tuyến có phản biện; các ấn phẩm, bài tóm tắt, báo cáo kỹ thuật và các tài liệu học thuật khác như bằng sáng chế. Tuy Google không công bố kích thước cơ sở dữ liệu của Google Scholar, các nhà nghiên cứu bên ngoài ước tính rằng, tính đến tháng 5 năm 2014, nó chứa khoảng 160 triệu tài liệu và 80-90% tất cả các bài báo được xuất bản bằng tiếng Anh.
1.2. Đặc điểm của Google Scholar
Google Scholar là gì?
Google Scholar cung cấp một phương pháp đơn giản để tìm kiếm các tài liệu mang tính học thuật trên quy mô rộng. Từ một địa điểm, có thể tìm kiếm khắp nhiều ngành học và nguồn: bài viết được đánh giá độc lập, luận án, sách, bản tóm tắt và bài viết từ các nhà xuất bản học thuật, giới chuyên môn, kho lưu trữ bản thảo, các trường đại học và các tổ chức học thuật khác. Google Scholar giúp xác định nghiên cứu thích hợp nhất trong thế giới nghiên cứu học thuật.
Các tính năng của Google Scholar
Tìm kiếm các nguồn đa dạng từ một vị trí thuận tiện; tìm các bài viết, các tóm tắt và trích dẫn; định vị toàn bộ bài viết qua thư viện của hoặc trên trang web; và tìm hiểu về các bài viết quan trọng nhất trong bất kỳ lĩnh vực nghiên cứu nào. Chức năng của Google Scholar tương tự như CiteSeerX, getCITED, Scopus của Elsevier và Web of Science của Thomson Reuters.
Xếp hạng bài viết
Google Scholar phân loại các bài viết theo cách mà các nhà nghiên cứu thực hiện, xem xét toàn văn từng bài viết, tác giả, ấn phẩm mà trong đó bài viết xuất hiện và mức độ thường xuyên mà bài viết được trích dẫn trong các tài liệu mang tính học thuật khác. Những kết quả có liên quan nhiều nhất sẽ luôn xuất hiện ở trang đầu tiên.
Trích dẫn của Google Scholar
Trích dẫn của Google Scholar cung cấp cách đơn giản cho tác giả để theo dõi trích dẫn cho bài viết của họ, có thể kiểm tra người đang trích dẫn ấn phẩm của mình, đồ thị trích dẫn theo thời gian và tính nhiều số liệu trích dẫn; cũng có thể đặt tiểu sử của mình ở chế độ công khai để có thể xuất hiện trong kết quả của Google Scholar khi mọi người tìm kiếm tên của bạn.
- Vai trò Google Scholar đối với công bố hồ sơ khoa học của các nhà khoa học Trường Đại học Hà Tĩnh
Google Scholar giúp cán bộ, giảng viên Trường Đại học Hà Tĩnh tham gia cộng đồng học thuật thế giới dựa trên công cụ Google Scholar tại địa chỉ https://scholar.google.com.vn/, thông qua đó, gia tăng sự ảnh hưởng của các công bố khoa học nói riêng, của cá nhân nhà khoa học, Trường Đại học Hà Tĩnh nói chung, cụ thể:
- Giúp cán bộ, giảng viên Trường ĐHHT xây dựng hồ sơ khoa học cá nhân thông qua việc đăng ký tài khoản Google Scholar bằng địa chỉ email của Trường ĐHHT (có dạng tên This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it. )
- Hỗ trợ các công bố khoa học (bài báo, bài hội thảo, chương sách...) của các nhà khoa học Trường ĐHHT tiếp cận tới cộng đồng học thuật, xã hội trong nước và quốc tế, qua đó tăng cơ hội được trích dẫn của từng công bố, làm tăng chỉ số tác động các công bố khoa học.
- Là một công cụ góp phần đánh giá khách quan chất lượng nghiên cứu khoa học và năng suất công bố của từng nhà khoa học và cộng đồng học giả Trường ĐHHT.
- Tạo hồ sơ khoa học trên Google Scholar
Tạo hồ sơ công bố khoa học trên Google Scholar và ý nghĩa của nó trong xếp hạng Webometrics. Hồ sơ công bố của một tác giả trên Google Scholar lưu toàn bộ danh sách các bài báo/tài liệu công bố của tác giả đó được Google Scholar lập chỉ mục. Hồ sơ này cho phép các tác giả theo dõi các trích dẫn đến bài viết của họ cũng như các chỉ số h-index, i10-index, ... Nếu hồ sơ được đặt ở chế độ công khai, người khác có thể tìm kiếm và xem hồ sơ của tác giả.
3.1. Quy trình tạo trang trích dẫn của Google Scholar
Bước 1. Truy cập trang chủ Google Scholar: https://scholar.google.com/
Bước 2. Kích vào “Sign in” ở góc trên bên phải màn hình. Màn hình sẽ hiện ra như hình bên dưới. Để thể hiện sự tin tưởng và tính chuyên nghiệp, ta nên chọn địa chỉ Gmail trường để làm tài khoản Google Scholar (Nếu chưa xuất hiện Gmail trường, ta kích vào “Add account” để nhập địa chỉ Gmail trường).
Bước 3. Kích vào tài khoản Gmail trường mà mình muốn sử dụng làm tài khoản Google Scholar và nhập Password. Màn hình sẽ hiện ra như hình bên dưới.
Bước 4. Ta kích vào “My Citations” để thay đổi profile cá nhân và thêm bài viết.
Bước 5. Kích vào “Edit” để thay đổi profile cá nhân.
Sau khi thay đổi xong profile cá nhân, ta nhấn “Save” để lưu lại, màn hình xuất hiện như sau: Ta có thể thay đổi ảnh đại diện, bằng cách kích vào “Change photo”.
Bước 6. Để đưa các bài báo của mình đã xuất bản vào Google Scholar. Ta kích vào “+ Add” hay “+ Thêm”. Màn hình sẽ hiển thị như bên dưới. Ta kích vào “Xem tất cả các bài viết” để tìm bài của mình đã xuất bản.
Tất cả các bài báo của các tác giả có trùng tên với mình sẽ hiện ra trên màn hình, ta chỉ cần chọn đúng bài của mình và tích vào ô vuông trống bên trái và nhấn nút “Thêm” là bài báo đã được đưa vào danh sách của Google Scholar.
Sau đó, trở về trang chủ, ta thấy đã bài báo xuất hiện trong danh sách của mình. Trong trường hợp không thêm bài báo tự động được, ta phải thêm bài báo một cách thủ công.
Cứ tiếp tục quy trình thêm bài viết để đưa tất cả bài mình đã xuất bản hiển thị trong danh sách trang Google Scholar cá nhân của mình. Ta có thể xem thông tin trích dẫn, chỉ số h-index, … ở phía bên phải trang chủ.
3.2. Thêm bài viết thủ công
Để thêm bài viết thủ công, ta đăng nhập vào trang Google Scholar cá nhân. Sau đó, kích vào “Add”.
Tiếp đó, ta kích vào “Add article manually” để thêm bài viết thủ công.
Tiếp đó, ta nhập các thông tin bài báo (Tiêu đề, tác giả, ngày xuất bản, tạp chí, quyển, số, trang, nhà xuất bản), rồi nhấn “Save” là bài viết đã được thêm vào danh sách của Google Scholar cá nhân.
3.3. Một số thao tác khác
- Xóa bài viết không phải bài viết của mình
Google Scholar sử dụng mô hình thống kê để cố gắng cho biết các tác giả khác nhau. Tuy nhiên, quy trình tự động như vậy thường không chính xác. Cách tốt nhất để khắc phục vấn đề này là xem qua các bài viết trong tiểu sử của mình và xóa những bài viết do những người khác viết. Chọn bài viết muốn xóa. Sau đó, chọn tùy chọn "Xóa".
- Cách khắc phục khi xóa bài viết trong tiểu sử của mình do nhầm lẫn
Bài viết đã xóa được di chuyển đến Thùng rác. Để xem bài viết trong Thùng rác, chọn tùy chọn "Xem thùng rác". Để khôi phục bài viết từ Thùng rác, chọn bài viết và nhấp vào nút "Khôi phục".
- Sửa mô tả của bài viết.
Nhấp vào tiêu đề bài viết, sau đó nhấp vào nút "Chỉnh sửa". Khi hoàn tất thay đổi của mình, nhấp vào nút "Lưu".
Lưu ý: (1) Đối với việc thêm bài viết theo cách thủ công, quá trình này có thể mất nhiều ngày để tất cả trích dẫn cho bài viết đã chỉnh sửa được thu thập trong tiểu sử cá nhân; (2) Có thể bài viết đã chỉnh sửa đã có trong tiểu sử của dưới dạng bản ghi riêng biệt, vì vậy nên kết hợp các bản ghi trùng lặp - nhấp vào tiêu đề cột "Tiêu đề" để sắp xếp bài viết của theo tiêu đề, chọn hộp kiểm bên cạnh mục nhập trùng lặp, các mục nhập này giờ đây nằm cạnh nhau, sau đó chọn tùy chọn "Kết hợp"[3].
Tài liệu tham khảo
1. Hồ Tú Bảo (2016), “Đánh giá định lượng kết quả nghiên cứu khoa học”, Truy cập từ: http://www.hdcdgsnn.gov.vn/index.php/tin-tuc/thong-tin-khoa-h-c/615-danh-gia-dinh-luong-ket-qua-nghien-cuu-khoa-hoc, ngày 10 tháng 01 năm 2018.
2. Lê Văn Hưng (2017), “Cách tạo hồ sơ công bố trên Google Scholar”, Truy cập từ http://humg.edu.vn/content/hinhanhvideo/FlipBook/79524393Cach-tao-Google-Scholar-Profilepdf, ngày 10 tháng 01 năm 2018.
3. Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên (2016), “Hướng dẫn sử dụng Google Scholar”, Truy cập từ http://tuaf.edu.vn/trungtamngoaingu/bai-viet/huong-dan-su-dung-google-scholar-14136.html, ngày 10 tháng 1 năm 2018.
Các tin khác
- Những bất cập trong hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên hiện nay - 18/11/2014 07:57
- Một số yêu cầu cơ bản trong dạy học môn Giáo dục công dân cho học sinh Trung học phổ thông - 14/11/2014 08:30
- Chữ “hồn” trong thơ Tố Hữu - 28/08/2014 08:08
- Nghiên cứu khoa học, ứng dụng, phát triển và chuyển giao công nghệ - 15/05/2014 04:14