Trường Đại học Hà Tĩnh - HaTinh University

Tin tức - Sự kiện

Sinh viên Trường Đại học Hà Tĩnh sôi nổi Ngày hội tình nguyện 2024 Sinh viên Trường Đại học Hà Tĩnh sôi nổi Ngày hội tình nguyện 2024 Sáng ngày 3 tháng 11 vừa qua, Đoàn thanh niên - Hội Sinh viên Trường Đại học Hà Tĩnh đã phối...
Hội thao Công đoàn Trường Đại học Hà Tĩnh năm 2024: Sôi động, gắn kết và lan tỏa tinh thần thể thao Hội thao Công đoàn Trường Đại học Hà Tĩnh năm 2024: Sôi động, gắn kết và lan tỏa tinh thần thể thao Trong không khí hân hoan hướng đến kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 và Chào mừng Đại hội...
Chung kết cuộc thi Tìm kiếm tài năng sinh viên - HTU‘s Got Talent năm 2024 Chung kết cuộc thi Tìm kiếm tài năng sinh viên - HTU‘s Got Talent năm 2024 Ngày 20/11/2024, chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, Đoàn Thanh niên - Hội Sinh viên Trường Đại...
Trường Đại học Hà Tĩnh ký kết hợp tác chiến lược với Tổng công ty Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh Trường Đại học Hà Tĩnh ký kết hợp tác chiến lược với Tổng công ty Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh Ngày 12/11/2024, Trường Đại học Hà Tĩnh đón, làm việc, trao đổi kế hoạch phối hợp trong tương lai và...

Chữ “hồn” trong thơ Tố Hữu

Tâm lí, tâm hồn, hồn (soul) trong tâm lí học được hiểu là toàn bộ những hiện tượng tâm lí làm thành đời sống nội tâm, đời sống tinh thần của con người.

Từ những bài thơ đầu tay đến những câu thơ cuối cùng: "Thơ gửi cho đời, tro gửi đất" trước khi vào cõi vĩnh hằng, Tố Hữu, nhà thơ của nhân dân của đất nước rất nhiều lần dùng khái niệm “hồn” ở những cách tiếp cận khác nhau, phản ánh sâu sắc những hiện tượng tâm lí, đời sống tinh thần vô cùng phong phú của con người, của dân tộc và thời đại.

Tố Hữu –Nhà thơ của nhân dân, của đất nước

Tố Hữu –Nhà thơ của nhân dân, của đất nước

Một thanh niên mới bước vào đời, mang trong mình “hào khí” tuổi trẻ, sôi nổi, rạo rực, hào hứng lạc quan, tràn trề nhựa sống “gân đang săn và thớ thịt căng da”. Sức sống, sự cuồng nhiệt của bầu nhiệt huyết này này chỉ có thể so sánh với mùa Xuân. Tuổi trẻ là mùa Xuân của nhân loại (Marx). Trong bài thơ đầu tay - Từ ấy - từ “hồn” được ông nhắc nhiều lần nhất gắn với trách nhiệm cao cả với đời. 

Hồn tôi là một vườn hoa lá

Rất đậm hương và rộn tiếng chim”

                 ….

                       “Tôi buộc hồn tôi với mọi người

                      Để tình trang trải khắp trăm nơi

                      Để hồn tôi với bao hồn khổ 

                      Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời"                                                                 

Chữ “hồn” khi ông viết về người đã khuất - Anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi với cảm xúc thiêng liêng, kính cẩn, chứa đựng yếu tố tâm linh, làm ta liên tưởng đến một vị tướng lừng danh với vụ án Lệ Chi viên rớm máu dưới lưỡi dao oan nghiệt của triều đình phong kiến.

“Nghe hồn Nguyễn Trãi phiêu diêu

Tiếng gươm khua, tiếng thơ kêu xé lòng...”

                                                              (Bài ca Xuân 61)

Đối với lãnh tụ Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hóa kiệt xuất của thế kỷ XX ông dùng khái niệm "hồn biển lớn" mới nói hết về  một trái tim lớn, một phong cách đặc biệt - Phong cách Hồ Chí Minh: vĩ đại mà giản dị, thiêng liêng mà gần gũi, cụ thể mà bao quát, nói như Chế Lan Viên "Người vĩ đại mà chẳng làm ai kinh ngạc". Viết về phong cách giao tiếp của lãnh tụ, thiết nghĩ đây là một trong những câu thơ câu thơ hay nhất.    

Hồn biển lớn đón muôn lời thủ thỉ

Lắng từng câu, từng ý chưa thành...”

                                                            (Sáng tháng Năm)

Viết về  Phạm Hồng Thái, ông lấy biểu tượng“hồn nước”(quốc hồn)– động lực thúc đẩy hành động quả cảm, quên mình của người anh hùng đối với vận mệnh của dân tộc.     

Hồn nước gọi tiếng bom Sa Diện

Trái tim Hồng Thái nổ vang trời...”

                                                              (Theo chân Bác)

Lên án tội ác tày trời của đế quốc Mỹ đối với những người dân vô tội trong các nhà giam,"chuồng cọp", ông gọi họ là những "oan hồn"(những người chết oan nghiệt), theo quan niệm nhà Phật "ác giả, ác báo", kẻ giết người nhất định phải đền tội:

"Nghìn oan hồn bay khắp nhân gian

Thù muôn đời, muôn kiếp không tan"

(Người con gái Việt Nam)

 Tố Hữu cũng thường hay dùng khái niệm “hồn” để ca ngợi tinh thần, hào khí, bản lĩnh, sức sống mãnh liệt, lòng  tự hào dân tộc trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước; sự kết hợp hài hòa sức mạnh dân tộc và thời đại, sức mạnh vật chất và tinh thần để làm nên chiến thắng.

“Đã nghe gió ngày mai thổi lại

Đã nghe hồn thời đại bay cao...”

           …..

Hồn muôn năm dân tộc ta ơi

Việt Nam anh dũng sángg ngời

Ánh gươm độc lập giữa trời soi chung...”

                                      (Ba mươi năm đời ta có Đảng)

Sức mạnh vật chất, sức mạnh tinh thần vô giá ấy trong suốt chiều dài lịch sử, đã trở thành "linh hồn", biểu tượng của nhân loại để làm nên Thời đại Hồ Chí Minh - đỉnh cao chói lọi của Thế kỷ XX:

"Cũng là linh hồn ta từ bốn ngàn năm

Tự xây đắp để ngang tầm thế kỷ"

                                             (Tuổi 25)

Rõ ràng, phải có một đời sống tinh thần, đời sống nội tâm phong phú, một thế giới quan khoa học và tư duy sâu sắc, một sự quan sát tinh tế, một vốn sống phong phú và sự am tường về đời sống tâm lí con người và xã hội; một trái tim có trách nhiệm lớn với đời, với vận mệnh dân tộc, và một bút pháp tài hoa mới có thể vận dụng và thể hiện khái niệm “hồn” hay như thế trong thơ.

Hoạt động nổi bật của sinh viên