Hợp tác
Những bất cập trong hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên hiện nay
- Chi tiết
- Chuyên mục: Nghiên cứu
- Ngày đăng: 20 Tháng 11 2014
- Tác giả TS. Nguyễn Văn Tịnh - Bộ Môn Tâm Lý Và Giáo Dục
- Lượt xem: 10791
Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm (RLNVSP) cho sinh viên được coi là một trong những khâu quan trọng nhất trong quá trình đào tạo giáo viên của các trường cao đẳng và đại học. Trong những năm qua các trường cao đẳng và đại học đã cố gắng rất lớn song vẫn còn rất nhiều bất cập. Những bất cập này được thảo luận sôi nổi tại Hội thảo khoa học quốc gia “Đổi mới hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên theo hướng phát triển năng lực” diễn ra tại Trường CĐSP Hà Tây ngày 11 tháng 11 năm 2014.
TS. Nguyễn Văn Tịnh trình bày tham luận tại Hội thảo
Tại Hội thảo, các đại biểu gồm các nhà giáo, các nhà nghiên cứu giáo dục đã thẳng thắn chỉ ra những bất cập cần phải được giải quyết sớm đối với ngành và các trường trong thời gian tới.
Thứ nhất, nội dung chương trình đào tạo đã tập trung rèn nghề cho sinh viên. Tuy nhiên nội dung, chương trình chưa hợp lý, còn hàn lâm, lý thuyết, ít thực hành, có khi việc đào tạo trong trường sư phạm chưa theo kịp với sự thay đổi của thực tiễn phổ thong.
Thứ hai, phương pháp và cách thức triển khai RLNVSP còn nhiều bất cập; một số trường chưa có mô hình chặt chẽ đúng nghĩa của dạy nghề sư phạm; sự phối hợp, gắn kết giữa trường sư phạm với trường thực hành và các cơ sở giáo dục phổ thong còn lỏng lẻo, hiệu quả chưa cao.
Thứ ba, về kỹ năng sư phạm của sinh viên còn nhiều hạn chế từ phương pháp dạy học đến quản lý học sinh; hầu như các cơ sở đào tạo chỉ chú trọng tới kiến thức chuyên môn mà chưa đầu tư thích đáng cho RLNVSP, nên nhiều sinh viên ra trường còn lung túng, bở ngỡ với nghề. Về vấn đề này, GS.TS. Đinh Quang Báo, nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học sư phạm Hà Nội, nguyên viên trưởng Viên nghiên cứu sư phạm, chuyên gia cao cấp của Bộ Giáo dục và Đào tạo, chủ trì Hội thảo có phát biểu rất ấn tượng:
“Sinh viên trường Y tìm đến bệnh lạ, bệnh nặng để học được nhiều. Sinh viên sư phạm không có thói quen đó. Tình trạng đó đã dẫn đến sau thực tập sư phạm sinh viên may ra “dạn” hơn với các học sinh chứ ít có chuyển biến về nâng cao kiến thức lý thuyêt và thực hành”
Thứ tư, về kiểm tra, đánh giá hoạt động RLNVSP: chưa xây dựng được bô tiêu chí đánh giá đảm bảo tính khoa học, thống nhất và đồng bộ; khoảng cách giữa kết quả rèn luyện NVSP (qua điểm số) với yêu cầu của thực tiến còn quá xa.
Vì vậy, các trường nhất thiết phải đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp, cách thức tổ chức RLNVSP nhằm nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên. Đây cũng là yêu cầu cấp bách của Trường Đại học Hà Tĩnh trong thời gian tới.