Trường Đại học Hà Tĩnh - HaTinh University

Trường Đại học Hà Tĩnh tổ chức hội thảo đánh giá chương trình đào tạo theo học chế tín chỉ sau một chu kỳ thực hiện

Sáng ngày 4/6/2015, Trường Đại học Hà Tĩnh tổ chức Hội thảo “Đánh giá chương trình đào tạo theo Học chế tín chỉ sau một chu kỳ thực hiện” nhằm đánh giá một cách khái quát về tình hình phát triển chương trình đào tạo của Trường Đại học Hà Tĩnh từ khi mới thành lập đến nay đồng thời đề xuất quy trình phát triển, các giải pháp xây dựng chương trình đào tạo mới tiên tiến góp phần nâng cao chất lượng đào tạo.

danhgiadt

Tham dự hội thảo có GS. TS Nguyễn Văn Đính - Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng nhà trường, toàn thể Ban Giám hiệu cùng đông đảo giảng viên, cán bộ kiêm giảng của Nhà trường.

Hội thảo đã nhận được nhiều báo cáo có chất lượng và các ý kiến đóng góp quý báu từ cán bộ, giảng viên trong toàn trường. Các báo cáo và các ý kiến chủ yếu tập trung đánh giá một cách tổng thể, khách quan, toàn diện các chương trình đào tạo, từ đó đề xuất các giải pháp, kiến nghị để xây dựng chương trình đào tạo mới tiên tiến hơn góp phần nâng cao chất lượng đào tạo.

Phát biểu tại hội thảo, GS. TS Nguyễn Văn Đính đánh giá cao việc tổ chức Hội thảo đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của phát triển chương trình cũng như nêu các định hướng trong việc rà soát, đánh giá, biện soạn lại chương trình phù hợp với yêu cầu thực tiễn.

danhgiadt2

Sau gần 4 giờ làm việc nghiêm túc, khẩn trương, hội thảo đã thu được những kết quả quan trọng, làm luận cứ cho việc điều chỉnh, xây dựng lại chương trình sau một chu kỳ thực hiện. TS. Cao Thành Lê - Phó Hiệu trưởng nhà trường, chủ trì hội thảo kết luận:

danhgiadt3

1. Điều chỉnh Chương trình đào tạo là việc làm thường xuyên của một trường đại học nhằm thực hiện gắn kết đào tạo với nhu cầu xã hội;

2. Chương trình đào tạo cần được tinh giản lý thuyết hàn lâm, tăng cường thực hành ứng dụng và có độ mềm dẻo để tạo điều kiện cho việc thực hiện dạy học;

3. Khi xây dựng Chương trình đào tạo cần căn cứ chuẩn năng lực nghề nghiệp để rà soát chuẩn đầu ra theo từng ngành học;

4. Song song với việc hoàn chỉnh Chương trình khung phải hoàn thiện Chương trình chi tiết và Đề cương môn học thiết thực hơn theo tinh thần: “Cung cấp kiến thức cho người học cần chứ không phải cung cấp kiến thức người dạy có”;

5. Cần có sự phối hợp giữa các Nhà trường và các cơ quan sử dụng lao động trong đào tạo và xây dựng Chương trình đào (các khoa cần chủ động thực hiện, Nhà trường hỗ trợ);

6. Trong xây dựng và điều chỉnh Chương trình đào tạo, cần chú ý đến khâu kiểm tra đánh giá kết quả học tập; đặc biệt, chú trọng đến khía cạnh tự học, tự nghiên cứu của sinh viên;

7. Cần có cơ sở vật chất, trang thiết bị; đặc biệt là các Phòng thí nghiệm các khoa học ứng dụng, Trang trại,… tạo điều kiện đào tạo theo Học chế tín chỉ;

8. Để thực hiện được Chương trình Đào tạo theo Học chế tín chỉ đòi hỏi giảng viên phải có kinh nghiệm thực tiễn; do đó, người thầy phải tiếp cận với cơ sở lao động để bổ sung cho mình về tri thức thực tiễn những ngành nghề tham gia đào tạo;

9. Tăng cường hơn nữa sinh hoạt chuyên môn; đổi mới phương pháp dạy học theo hướng: chú trọng việc cung cấp kiến thức sang việc hình thành các năng lực cho người học, đáp ứng nhu cầu xã hội;

10. Đánh giá Chương trình đào tạo cần phải có Hội đồng khoa học chuyên ngành, thực hiện theo đúng quy trình và có chất lượng.

  

Các tin khác