Giao lưu với tác giả “Ký ức chiến tranh ” - Vương Khả Sơn
- Chi tiết
- Chuyên mục: Tin tức - Sự kiện
- Ngày đăng: 24 Tháng 4 2024
- Tác giả Trung tâm Thông tin - Thư viện
- Lượt xem: 747
Hưởng ứng ngày sách Việt Nam 21/4/; Ngày sách và bản quyền thế giới 23/4. Chiều ngày 19/4/2024 tại Hội trường tầng 2 Trường Đại học Hà Tĩnh đã diễn ra buổi giao lưu với tác giả “ Ký ức chiến tranh” Vương Khả Sơn. Về phía khách mời có tác giả, diễn giả Vương Khả Sơn; Về phía Trường Đại học Hà Tĩnh tham dự có TS. Trần Thị Ái Đức - ĐUV - Phó Hiệu trường, cùng với lãnh đạo các đơn vị, đoàn thể và hơn 200 sinh viên Khoa Sư phạm.
Chụp ảnh lưu niệm với tác giả “Ký ức chiến tranh” Vương Khả Sơn
"Hòa bình, độc lập, tự do" là ba từ thiêng liêng mà dân tộc ta đã phải đánh đổi bằng mấy ngàn năm lịch sử gian khổ và hào hùng. Hơn bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước, ông cha ta đã lập được nhiều kỳ tích trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược, ghi vào pho sử vàng dân tộc nhiều chiến công hiển hách. Những chiến công đó mãi là niềm tự hào của con dân đất Việt. Hưởng ứng Kế hoạch tổ chức ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam lần thứ ba năm 2024 trên toàn quốc của Bộ Thông tin và Truyền thông, với thông điệp: “Sách hay cần bạn đọc”; “Sách quý tặng bạn”; “Tặng sách hay - Mua sách thật”; “Sách hay: Mắt đọc - Tai nghe”; Thiết thực lập thành tích chào mừng kỷ niệm 49 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024), 134 năm ngày sinh chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2024), 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/2024); nhằm xây dựng thói quen đọc sách, góp phần xây dựng văn hóa đọc trong sinh viên và nâng cao nhận thức về cuộc đấu tranh chống Mỹ cứu nước, giải phóng dân tộc thống nhất đất nước 30/4/1975, Trường Đại học Hà Tĩnh tổ chức giao lưu với tác giả “Ký ức Chiến tranh” Vương Khả Sơn.
Xuất bản tháng 4/2006, cuốn sách ngay lập tức đã được độc giả khắp mọi miền Tổ quốc đón nhận nồng nhiệt và gây một hiệu ứng xã hội rộng lớn. Đến tháng 12/2006, cuốn hồi ký đã được in lần thứ 4 với tổng số 1,2 vạn cuốn. Đến tháng 4/2013 đã được in lần thứ 5, đưa tổng số lên hơn 5 vạn cuốn - xác lập một kỷ lục về xuất bản. Ngoài phần Tựa, cuốn sách được chia làm 4 phần gồm Phần I: Nhập ngũ; Phần II: Về trung đoàn; Phần III: Xẻ dọc Trường Sơn; Phần IV: Vào trận. Bằng hồi ức và lối dẫn chuyện tự nhiên, chân thực, dí dỏm pha chút lãng mạn; với ngôn ngữ giản dị, trong sáng, kết cấu khá logic, chặt chẽ, cuốn hồi ký đã tác động mạnh ngay từ những trang viết đầu tiên và cuốn hút người đọc đến những dòng cuối cùng.
Sau khoảng 1 giờ đồng hồ với sự tri ân với những người lĩnh Cụ Hồ và đồng đội của Trung đoàn 271, tác giả - diễn giả như quay về với năm tháng “kề vai sát cánh, chia ngọt sẻ bùi cùng nhau ra trận”. “Ký ức chiến tranh” là cuốn hồi ký “rất đặc biệt” bởi tác giả của nó là một cựu chiến binh - là một anh lính binh nhất, binh nhì không như những cuốn hồi ký khác được viết bởi các tướng lĩnh.
Người nghe như thêm khâm phục những dòng hồi ký chân thật qua từng trận đánh, qua từng sinh hoạt sau giờ ra trận, thậm chí còn nói lên sự thật của “tình người” khi chính tác giả - cựu chiến binh ấy lại là người cưu mang những người “đối đầu với chiến tuyến” băng bó khi họ bị thương thể hiện “Một tình người trong cuộc chiến”. Hay cựu chiến bình - tác giả của cuốn ký ức ấy nhập ngũ khi đang học giữa chừng lớp 9 với thân hình nhỏ bé đã gác bút nghiên của cậu học trò với bao mơ mộng lên đường nhập ngũ. Bên cạnh chia sẻ của tác giả là những câu hỏi của độc giả - sinh viên Trường Đại học Hà Tĩnh đã làm cho cuối hồi ký “cháy mãi” với thời gian. Các câu hỏi như “Được biết Tác giả hồi ký “Ký ức chiến tranh” Nhập ngũ chưa đủ tuổi tham gia nghĩa vũ quân sự khi đang học lớp 9, với thân hình nhỏ bé như vậy, động cơ nào đã đã làm động lực để chính tác giả tham gia nghĩa vụ quân sự trong thời khắc lịch sử ấy” hay “Với thân hình nhỏ bé như vậy làm sao tác giả (người lính) có thể mang vác và có khả năng mang vác những thiết bị nặng hơn thân hình để hoàn thành nhiệm vụ của một tân binh tham gia chiến trường?”
Cựu chiến binh ấy là thương binh và được xuất ngũ về với quê hương với mong muốn được về để cày ruộng, làm nông. Nhưng rồi, “người lính” ấy với đam mê được học và rồi sự học đã thôi thúc anh hoàn thành nốt chương trình phổ thông và thi đậu vào Khoa Văn - Trường Đại học Sư phạm Vinh. Tốt nghiệp với tấm bằng loại ưu “người lính” ấy lại cống hiến cho ngành giáo dục tỉnh nhà 20 năm dạy học tại trường miền núi THPT Đồng Lộc, rồi chuyên viên Văn của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Tĩnh, về hưu năm 2012.
Khi về hưu nhưng thầy “vẫn không nghĩ”, Thầy vẫn hằng ngày đi tìm mộ đồng đội, tham gia làm công tác từ thiện vì đồng đội là cựu chiến binh, thương binh, nạn nhân chất độc da cam và người nghèo trong suốt hơn 10 năm qua. Cựu chiến binh thuộc Trung đoàn 271 ấy vẫn ngày đêm thao thức rằng “mình còn nợ đồng đội nhiều lắm, mình được sống, được có cuộc sống hạnh phúc cùng vợ con”, chính những suy nghĩ ấy đã thôi thúc anh - người lính đến với những đồng đội hoàn cảnh khó khăn, không may mắn khi mất giấy tờ chưa được hỗ trợ chính sách của Nhà nước,…
Sau hơn 3 giờ đồng hồ, tác giả - người lính năm xưa đã chia sẻ, giao lưu, để đưa những ký ức một thời oanh liệt, hào hùng của cha anh đến gần với các sinh viên - thế hệ trẻ hôm nay, tác giả - diễn giả đã tặng những cuốn sách cho Thư viện nhà trường và sinh viên Khoa Sư phạm.
Một số hình ảnh về buổi giao lưu với tác giả “Ký ức chiến tranh” Vương Khả Sơn
Chụp ảnh lưu niệm với tác giả “Ký ức chiến tranh” Vương Khả Sơn
- Lê Văn An phát biểu tại buổi giao lưu
Diễn giả Vương Khả Sơn giao lưu và chia sẻ về “Ký ức chiến tranh”
Sinh viên Khoa Sư phạm chăm chú lắng nghe
Sinh viên đặt câu hỏi giao lưu với tác giả “Ký ức chiến tranh”
… và Diễn giả tặng sách “Ký ức chiến tranh” cho Nhà trường
Tin mới
- Khai mạc tuần sinh hoạt công dân cuối khóa và Ngày hội việc làm 2024 - 06/05/2024 02:04
- Đại học Quốc gia Hà Nội thống nhất triển khai chương trình đào tạo liên kết tại Trường Đại học Hà Tĩnh - 30/04/2024 16:08
- Những lưu ý cơ bản khi lựa chọn nghề nghiệp đối với học sinh - 24/04/2024 10:13
- Văn phòng Tiếng Anh Khu vực - Đại sứ quán Hoa Kỳ làm việc với Trường Đại học Hà Tĩnh và giao lưu sinh viên ngành Ngôn ngữ Anh - 24/04/2024 09:29
- Trường Đại học Hà Tĩnh: Học bổng nhiều, giá trị lớn, nâng cánh ước mơ cho sinh viên - 24/04/2024 02:03
Các tin khác
- Trường Đại học Hà Tĩnh phối hợp tổ chức thành công kỳ thi HSA của ĐHQGHN năm 2024 tại Hà Tĩnh - 23/04/2024 23:42
- Tết cổ truyền Bunpimay của lưu học sinh Lào tại Trường Đại học Hà Tĩnh - 17/04/2024 01:21
- Sinh viên HTU lan tỏa yêu thương đến cộng đồng với dự án tình nguyện “Một bức tranh - nhiều hy vọng” - 10/04/2024 06:51
- Những dịch vụ thiết thực phục vụ sinh viên Trường Đại học Hà Tĩnh - 10/04/2024 05:14
- Nâng cao tiềm lực – khẳng định vị thế ươm mầm “nhân viên kế toán toàn cầu” - 10/04/2024 00:55
- Chuyển đổi đào tạo đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế số tại Khoa Kinh tế- Quản trị kinh doanh - 10/04/2024 00:00
- Khảo thí & Đảm bảo chất lượng - Thước đo chất lượng giáo dục đào tạo của Trường Đại học Hà Tĩnh - 09/04/2024 13:50
- Đoàn cán bộ, giảng viên và Lưu học sinh Lào Trường Đại học Hạ Long đến thăm, làm việc và giao lưu với Trường Đại học Hà Tĩnh - 09/04/2024 10:25
- Trường Đại học Hà Tĩnh phối hợp tổ chức thành công đợt thi đánh giá năng lực học sinh trung học phổ thông - 09/04/2024 00:41
- Đón và làm việc với Trường Quốc tế - Đại học Quốc gia Hà Nội - 30/03/2024 03:29
- Tiến sĩ trẻ đam mê Toán học với nhiều công bố khoa học chất lượng cao - 26/03/2024 01:39
- Trường Đại học Hà Tĩnh Nơi đáp ứng các nhu cầu công nghệ cho sinh viên - 25/03/2024 17:51
- Trường Đại học Hà Tĩnh tăng cường trang bị các kiến thức, kỹ năng cho sinh viên nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội - 19/03/2024 03:08
- Một số giải pháp phát triển Trường Đại học Hà Tĩnh trở thành thành viên của Đại học Quốc gia Hà Nội - 16/03/2024 04:42
- Họp bàn công tác liên kết đào tạo giữa Trường Đại học Hà Tĩnh với các trường thành viên Đại học Quốc gia Hà Nội - 07/03/2024 17:35