Kỷ niệm 85 năm ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10
- Chi tiết
- Chuyên mục: Tin tức - Sự kiện
- Ngày đăng: 15 Tháng 10 2015
- Tác giả Nguyễn Thị Thoa-Phòng Tổ chức - Hành chính
- Lượt xem: 15918
85 qua Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam ngày càng trưởng thành, khẳng định vị thế của mình trên mọi lĩnh vực. Trong chuỗi hoạt động chào mừng Đại hội Đảng các cấp và ngày lễ lớn của dân tộc, Công đoàn Trường Đại học Hà Tĩnh phát động phong trào thi đua chào mừng kỷ niệm 85 năm ngày thành lập Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (20/10/1930-20/10/2015). Trong không khí ấy, xin ghi lại một số hình ảnh lịch sử hào hùng và nhắc lại ý nghĩa ngày truyền thống của phụ nữ Việt Nam.
Lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, hình ảnh người phụ nữ đã để lại những dấu ấn đậm nét. Trước quân thù họ là những người lính kiên trung, bất khuất, chẳng hề thua kém đấng nam nhi. Những nữ trung hào kiệt để lại những trang sử chói ngời trong lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm giành độc lập tự do của dân tộc ta như:Bà Trưng, Bà Triệu; Nữ tướng Bùi Thị Xuân, Bà Nguyễn Thị Định, Chị Út Tịch, ... Trong lao động họ là những người cần cù, chịu khó, thông minh, sáng tạo. Trong cuộc sống những người phụ nữ ấy là người giữ ngọn lửa ấm cho gia đình, gìn giữ giống nòi, phát huy giá trị văn hóa của dân tộc và sinh ra những thế hệ anh hùng của dân tộc. Trên mọi mặt trận, người phụ nữ đều thể hiện được vai trò và vị trí của mình, những tên tuổi nổi lên trong lịch sử mà chúng ta phải học tập như những hoàng hậu, công chúa vì nghĩa nước quên mình như: Thái Hậu Dương Vân Nga thế kỷ IX, Thái hậu Phạm Thị Ngọc Trần thế kỷ XV, Công chúa Lê Ngọc Hân thế kỷ XVIII; Bà Điềm Bích đời nhà Trần, Bà Nguyễn Thị Lộ đời nhà Lê đã từng được nhà vua phong là Lễ nghi học sỹ; Nữ sĩ tài hoa xứ kinh Bắc Đoàn Thị Điểm để lại cho đời Chinh Phụ Ngâm, Bà chúa thơ Nôm Hồ Xuân Hương, thi sĩ Xuân Quỳnh đã để lại cho đời những tác phẩm bất tử; Con gái của nhà chí sĩ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu là Sương Nguyệt Ánh vào đầu thế kỷ XX được đánh giá là người phụ nữ điển hình tài sắc vẹn toàn, với cương vị là Nữ Tổng biên tập báo đầu tiên của Việt Nam, bà đã thức tỉnh phụ nữ Việt Nam quan tâm đến vận mệnh của đất nước, sự bình đẳng của phụ nữ qua tờ báo “Nữ Giới chung” - tờ báo đầu tiên của phụ nữ Việt Nam (01/02/1918).
Trong đấu tranh cách mạng, phụ nữ Việt Nam không chỉ là hậu phương vững chắc cho tiền tuyến mà chính họ còn là những chiến sỹ cách mạng kiên cường bất khuất, những nữ dân quân du kích, nữ thanh niên xung phong mở đường, tải gạo, tải đạn với ý chí quật cường, chịu đựng gian khổ với tinh thần lạc quan cách mạng, họ chăm sóc thương binh, đồng đội bằng tất cả tấm lòng yêu thương vô bờ. Đó chính là chị Nguyễn Thị Minh Khai, chị Võ Thị Sáu, chị Lê Thị Hồng Gấm, Nguyễn Thị Định, Anh hùng liệt sĩ - Bác sĩ Đặng Thùy Trâm hay như nữ dân quân mưu trí, dũng cảm Ngô Thị Tuyển vác một lúc 2 hòm đạn nặng 98kg, gấp 2 lần trọng lượng cơ thể mình, kịp thời tiếp đạn cho bộ đội đánh trả máy bay địch... Còn có biết bao người phụ nữ thầm lặng, dung dị, mộc mạc tảo tần; họ cống hiến cho đất nước những người con, người chồng vô cùng yêu quý; họ đã từng mòn mỏi chờ đợi người thân trong chiến tranh, để rồi họ cũng không còn đủ nước mắt khi những người thương yêu của họ không bao giờ trở về; Họ chính là những người mẹ, người bà, người chị của chúng ta. Họ là những người mẹ Việt Nam anh hùng.
Từ năm 1927 những tổ chức quần chúng bắt đầu hình thành và thu hút đông đảo tầng lớp phụ nữ như: Công Hội Đỏ, Nông Hội Đỏ, các nhóm tương tế, tổ học nghề và các tổ chức có tính chất riêng của giới nữ. Ngày 3/2/1930, Đảng Cộng sản Đông Dương thành lập. Cương lĩnh đầu tiên của Đảng đã ghi: “Nam nữ bình quyền”. Đảng sớm nhận rõ, phụ nữ là lực lượng quan trọng của cách mạng và xác định: “Đảng phải giải phóng phụ nữ, gắn liền giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp với giải phóng phụ nữ”. “Phụ nữ phải tham gia các đoàn thể cách mạng và thành lập tổ chức riêng cho phụ nữ để lôi cuốn các tầng lớp phụ nữ tham gia cách mạng”.
Chính vì vậy, ngày 20/10/1930, Hội Phụ nữ phản đế Việt Nam (nay đổi tên là Hội Phụ nữ Việt Nam) chính thức được thành lập, để đánh dấu sự kiện này, Đảng Cộng sản Việt Nam đã quyết định chọn ngày 20/10 hằng năm làm ngày truyền thống của tổ chức này, đồng thời cũng xem đây là ngày kỷ niệm và tôn vinh phụ nữ Việt Nam, lấy tên là "Ngày phụ nữ Việt Nam".
Trải qua các thời kỳ cách mạng, người phụ nữ dần khẳng định vị trí, vai trò của mình và được thừa nhận. Như Bác Hồ từng nói: “Giang sơn gấm vóc Việt Nam là do phụ nữ Việt Nam, trẻ cũng như già, ra sức dệt thêu mà thêm tốt đẹp, rực rỡ”. Trong bản Di chúc bất hủ để lại cho toàn Đảng, toàn dân trước lúc đi xa, Người viết: “Trong sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước, phụ nữ đảm đang đã góp phần xứng đáng trong chiến đấu và trong sản xuất. Đảng và Chính phủ cần phải có kế hoạch thiết thực để bồi dưỡng, cất nhắc và giúp đỡ để ngày thêm nhiều phụ nữ phụ trách mọi công việc, kể cả công việc lãnh đạo. Bản thân phụ nữ thì phải cố gắng vươn lên”.
Trải qua 85 xây dựng và trưởng thành, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam ngày càng lớn mạnh, người phụ nữ Việt Nam yêu nước ngày càng có tri thức, có sức khoẻ, càng năng động, sáng tạo, có lối sống văn hoá, có lòng nhân hậu, quan tâm tới lợi ích xã hội và cộng đồng. Trong công cuộc đổi mới đất nước, những phẩm chất cao quý của người phụ nữ Việt Nam lại được tiếp tục khẳng định và phát huy mạnh mẽ. Các tầng lớp phụ nữ luôn đoàn kết, năng động, sáng tạo, tích cực thi đua, phấn đấu vươn lên đóng góp vào công cuộc xây dựng đất nước, đã xuất hiện nhiều gương phụ nữ tài năng, điển hình tiêu biểu với những cống hiến xuất sắc trong lãnh đạo quản lý, nghiên cứu khoa học, sản xuất kinh doanh, xoá đói giảm nghèo, xây dựng gia đình hạnh phúc…Dưới sự lãnh đạo của Đảng, phụ nữ Việt Nam luôn phấn đấu và trưởng thành về mọi mặt, trình độ học vấn, kỹ năng nghề nghiệp, địa vị của phụ nữ trong gia đình và xã hội ngày càng được nâng lên, đời sống vật chất và tinh thần ngày càng được cải thiện…Đảng và Nhà nước luôn đánh giá cao những nỗ lực phấn đấu và đóng góp to lớn của phụ nữ trong xây dựng gia đình và trong công cuộc xây dựng đất nước thời kỳ mới. Họ xứng đáng là những con người được Bác Hồ tặng 8 chữ vàng "Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang".
Tin mới
- Vai trò của nghiên cứu khoa học đối với sinh viên - 20/10/2015 02:21
- “Chị em tôi toả nắng vàng lịch sử” - 20/10/2015 01:26
- Hội nghị cán bộ, viên chức Khoa Kỹ thuật - Công nghệ năm học 2015 - 2016 - 16/10/2015 02:55
- Chúc mừng nhân ngày Doanh nhân Việt Nam 13/10 - 15/10/2015 07:22
- Ảnh hưởng của mạng xã hội đối với sinh viên - 15/10/2015 07:15
Các tin khác
- Vấn đề tự học tự bồi dưỡng nhằm nâng cao chất lượng đào tạo cho lưu học sinh Lào - 12/10/2015 02:55
- “Nghiên cứu một số vấn đề trong đời sống tín ngưỡng tôn giáo hiện nay ở Hà Tĩnh” - 12/10/2015 02:47
- Lễ Chào cờ tháng 10 - 04/10/2015 07:40
- Nghiệm thu giáo trình “Giáo dục gia đình” của TS. Nguyễn Văn Tịnh và PGS. TS. Ngô Công Hoàn - 28/09/2015 08:19
- Sinh viên Trường Đại Học Hà Tĩnh vinh dự nhận học bổng HESSEN - 28/09/2015 03:19
- Lễ bảo vệ luận văn thạc sỹ chuyên nghành Kỹ thuật xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp (Chương trình liên kết đào tạo giữa Trường Đại học Hà Tĩnh và Trường Đại học Xây dựng) - 28/09/2015 03:10
- Giới thiệu sách Tháng 9 - 2015 - 23/09/2015 10:13
- Chiếc bánh yêu thương - 23/09/2015 09:55
- Vài suy nghĩ về dạy học cao đẳng và đại học - 23/09/2015 09:43
- Về vấn đề quy định trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân - 23/09/2015 08:54
- Đồng chí Doãn Hồng Hà – Phó Chủ tịch Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam thăm và làm việc với Hội Sinh viên Trường Đại học Hà Tĩnh - 16/09/2015 00:24
- Lễ ký Thỏa thuận hợp tác giữa Trường Đại học Hà Tĩnh và Chi nhánh Viettel tại Hà Tĩnh - 14/09/2015 01:17
- GS.VS Nguyễn Văn Hiệu thăm và làm việc với Trường Đại học Hà Tĩnh - 14/09/2015 01:06
- Vị bánh trung thu năm nào - 14/09/2015 01:01
- Hội nghị tổng kết, đánh giá kết quả thỏa thuận hợp tác giữa Trường Đại Học Hà Tĩnh với Viễn thông Hà Tĩnh - 10/09/2015 00:22