Vài suy nghĩ về dạy học cao đẳng và đại học
- Chi tiết
- Chuyên mục: Tin tức - Sự kiện
- Ngày đăng: 23 Tháng 9 2015
- Tác giả Nguyễn Thị Phú, Khoa SP Tiểu học - Mầm non
- Lượt xem: 4548
Qua bao nhiêu năm dạy học, với tư cách người trong cuộc, tôi có cơ hội được quan sát tường tận ngành Giáo dục nói chung và phương pháp truyền thụ cũng như cách tiếp nhận kiến thức của chúng ta nói riêng. Tôi nhận thấy chúng ta vẫn như chìm trong mê cung kiến thức và lạc lối giữa bức tường lý thuyết mà không cách nào tìm được ngõ ra, chúng ta vẫn theo đuổi nền giáo dục thiếu tính thực tế và máy móc để rồi cho ra những “sản phẩm” lỗi và khó ứng dụng trong đời. Vì thế, dù không dám tự đánh giá cao mình nhưng tôi vẫn muốn dùng bài viết này để nói lên tiếng nói của bản thân với hy vọng đóng góp cho sự nghiệp trồng người của chúng ta chút gì có thể.
“Lý thuyết nói lý thuyết luôn gắn với thực tiễn; nhưng, thực tiễn lại nói rằng, thực tiễn khác xa lý thuyết” - Một câu nói với hình thức như đùa cợt nhưng hàm ý ẩn sâu trong nó lại khiến những con người kinh qua dâu bể và dày dặn nhất cũng phải trằn trọc suy tư. Chúng tôi, chưa dám tự gọi bản thân là con người như thế, song cả quá trình dạy học ở trường Đại học Hà Tĩnh, đặc biệt là những lần đưa sinh viên đi thực tế ở các trường, câu danh ngôn ấy như một lời tuyên bố được rút ra sau bao năm kinh nghiệm của chúng tôi.
Ai từng nói “Trăm nghe không bằng một thấy; trăm thấy không bằng một hành động”, quả thực là không sai. Sự học cũng như sự đời, có những góc khuất và bao ngóc ngách trong lý thuyết của sách vở mà chỉ ngồi đọc hay nghe, không thể đưa đến một cái nhìn đúng nghĩa. Dù là ở trường đại học, những gì mà sinh viên học được từ bảng đen phấn trắng cùng những cuốn giáo trình dày cộp, đáng tiếc vẫn chỉ dừng lại ở mức độ cơ sở mà thôi. Nói rằng các em vẫn có giờ thực hành riêng, rằng các em đã có hàng tuần thực tập sư phạm? Như vậy là đủ ư? Khi mà thực tiễn như một con sông dữ cuồn cuộn, là một tảng đá trôi lăn giữa dòng, các em phải chịu biết bao nhiêu sự va đập để trở nên ngày một cứng cáp và trường tồn? Không! Sự thực đang chứng minh, những gì trường đại học đưa lại cho sinh viên không hề đủ để làm hành trang cho các em đương đầu với sóng cả. Cùng lắm thì sự chính thức trải nghiệm cũng chỉ diễn ra trong 8 tuần thực tập sư phạm ngắn ngủi thôi.
Hiểu được điều này, chúng tôi đã mạnh dạn giảm những giờ lý thuyết mà các em phải ngồi nghe trên lớp để tập trung nhiều thời gian cho các em được rèn luyện. Chức năng cao nhất của người thầy không phải chỉ truyền đạt kiến thức mà còn phải là người giúp các em làm chủ kiến thức của chính mình. Albert Einstein từng nói: “Chỉ có trải nghiệm mới là hiểu biết, còn các thứ khác chỉ là thông tin mà thôi”. Thật vậy, nghe, nhìn – quên; nghe, nhìn nhưng có suy nghĩ – nhớ; trải nghiệm – thấu hiểu.
Với phương pháp học này, giảng viên chính là nguồn vốn cung cấp tri thức đồng thời là thành viên tham gia xử lý những gì thô sơ từ nguồn ấy để cho ra những thành phẩm tinh mỹ và có tính ứng dụng cao. Tất nhiên, mọi sinh viên đều có tư cách là người xử lý như vậy, thậm chí nếu có thời gian thêm, ta có thể tạo điều kiện cho các em đóng vai trò là nguồn cung cấp.
Sau nhiều năm nghiên cứu và thể nghiệm với sinh viên các lớp thuộc chuyên ngành Mầm non, Tiểu học và Mỹ thuật; chúng tôi nhận thấy việc tạo điều kiện, môi trường cho sinh viên tương tác lẫn nhau cũng như tương tác với giảng viên là hết sức cần thiết. Bởi một môi trường thân thiện, bình đẳng thoải mái như vậy các em thỏa sức nói lên chính kiến của mình; những khả năng tiềm ẩn có cơ hội được bộc lộ và phát triển, nhờ đó mà trí tuệ, năng lực làm việc được nâng cao. Ngược lại, nếu giảng viên tự coi mình là người có quyền phán xét định đoạt kết quả của các em, thì đồng nghĩa với việc áp lực khoảng cách khiến các em ức chế tinh thần. Tinh thần không cởi mở chính là con sâu ăn mòn năng lực nội tại của con người.
Mâm tiệc do Sinh viên ngành GD Tiểu học thực hiện
Từ bài học đúc rút trên, chúng tôi quyết định tổ chức cho các em những giờ thực hành mang tính trải nghiệm. Đặc biệt và ấn tượng nhất là những buổi thi nấu cơm chay. Tất cả sinh viên đều được tham gia vào các quy trình làm nên một bữa tiệc chay với tư cách là những "đầu bếp". Lần đầu được trực tiếp vào vai "đầu bếp" chế biến món ăn và cùng với các thầy, các cô thưởng thức chính sản phẩm do tay mình làm ra, các em phấn khích vô cùng. Ðó là kết quả thật bất ngờ và thú vị với những giờ thực hành sinh động đối với môn Thủ công - Kỹ thuật tại nhà ăn Trường Đại học Hà Tĩnh đúng như nhiều thầy cô đã nhận xét trong những "bữa tiệc". Từ đó, như một chuỗi thành quả, giờ học nặn, làm đồ dùng dạy học, học cắm hoa.v.v... cũng đã trở thành những giờ để các em trải nghiệm.
Với môn PPDH Tạo hình và PPDH Thủ công - Kỹ thuật, chúng tôi đã tổ chức cho các em tập điều hành lớp trên cơ sở rèn luyện các kỹ năng tổ chức tiết học, kỹ năng nói, kỹ năng sử dụng các yếu tố phi ngôn từ.
Giờ thực hành thi nấu cơm chay của SV ĐH Hà Tĩnh
Đây quả thực là niềm vui khôn tả khi sự thoải mái, thân thiện hòa đồng của chúng tôi đã trở thành liều thuốc tự tin cho các em trong mọi hoạt động. Các em hào hứng và mạnh dạn đề lên chính kiến, thậm chí phản bác lại giảng viên; đó chính là quá trình mà lối tư duy phản biện và phán xét vấn đề một cách sâu sắc được hình thành phát triển. Một điều không kém phần quan trọng nữa là sau khi ra trường, dù chưa được bố trí công tác, các em cũng có thể tự mình tìm được một công việc thích hợp; phần nào giải quyết được tình trạng thất nghiệp của sinh viên hiện nay.
Như vậy, việc thay đổi chương trình trên cơ sở giảm lý thuyết, tăng thực hành đã tạo đều kiện cho sinh viên được phát biểu, được trình bày, được trải nghiệm, được cùng giảng viên tìm ra con đường đi đến chân lý. Các em rất hứng khởi và hiểu bài, nhớ bài lâu hơn, đặc biệt là có khả năng vận dụng được các kiến thức đã học vào công việc một cách tốt hơn. Đây mới thực sự là khơi dậy và nuôi dưỡng tính ham học suốt đời hơn là nhồi nhét một lượng kiến thức khổng lồ của thời đại bùng nổ thông tin.
Trên đây là những ý kiến chủ quan của bản thân, mong được góp thêm tiếng nói trong việc đổi mới giáo dục và đào tạo của tỉnh nhà. Hy vọng rằng, với tinh thần quyết tâm của lãnh đạo nhà trường, của cán bộ, giảng viên và sinh viên trong thời gian tới, trường Đại học Hà Tĩnh sẽ đạt nhiều thành tích trong công cuộc xây dựng và đổi mới lớn lao này./.
Tin mới
- Nghiệm thu giáo trình “Giáo dục gia đình” của TS. Nguyễn Văn Tịnh và PGS. TS. Ngô Công Hoàn - 28/09/2015 08:19
- Sinh viên Trường Đại Học Hà Tĩnh vinh dự nhận học bổng HESSEN - 28/09/2015 03:19
- Lễ bảo vệ luận văn thạc sỹ chuyên nghành Kỹ thuật xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp (Chương trình liên kết đào tạo giữa Trường Đại học Hà Tĩnh và Trường Đại học Xây dựng) - 28/09/2015 03:10
- Giới thiệu sách Tháng 9 - 2015 - 23/09/2015 10:13
- Chiếc bánh yêu thương - 23/09/2015 09:55
Các tin khác
- Về vấn đề quy định trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân - 23/09/2015 08:54
- Đồng chí Doãn Hồng Hà – Phó Chủ tịch Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam thăm và làm việc với Hội Sinh viên Trường Đại học Hà Tĩnh - 16/09/2015 00:24
- Lễ ký Thỏa thuận hợp tác giữa Trường Đại học Hà Tĩnh và Chi nhánh Viettel tại Hà Tĩnh - 14/09/2015 01:17
- GS.VS Nguyễn Văn Hiệu thăm và làm việc với Trường Đại học Hà Tĩnh - 14/09/2015 01:06
- Vị bánh trung thu năm nào - 14/09/2015 01:01
- Hội nghị tổng kết, đánh giá kết quả thỏa thuận hợp tác giữa Trường Đại Học Hà Tĩnh với Viễn thông Hà Tĩnh - 10/09/2015 00:22
- 10 sinh viên của Trường Đại Học Hà Tĩnh vinh dự nhận học bỗng VALLET lần thứ XV - 31/08/2015 00:45
- Tỉnh đoàn Hà Tĩnh tổ chức Hội nghị sơ kết công tác Đoàn, phong trào thanh thiếu nhi giữa nhiệm kỳ 2012 - 2017 - 27/08/2015 09:23
- Người thầy lừng danh của đất Hồng Lam - 25/08/2015 08:35
- Trường Đại Học Hà Tĩnh chung tay cứu trợ đồng bào lũ lụt ở Quảng Ninh - 21/08/2015 09:58
- Trường Đại học Hà Tĩnh: Tiến hành đại hội đại biểu đảng bộ nhiệm kỳ 2015 -2020 - 18/08/2015 13:37
- Phỏng vấn tuyển dụng sinh viên Trường Đại học Hà Tĩnh - 14/08/2015 03:55
- Lễ trao bằng Thạc sĩ chuyên ngành Chính trị học - 10/08/2015 03:50
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục phẩm chất đạo đức cách mạng và truyền thống lịch sử dân tộc Việt Nam cho sinh viên Trường Đại học Hà Tĩnh - 10/08/2015 01:26
- Đoàn công tác Trường Đại học Hà Tĩnh kết thúc tốt đẹp chuyến công tác giao lưu, học tập kinh nghiệm - 07/08/2015 07:28